Có Nên Trồng Răng Implant Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Implant là một trong những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, khắc phục tình trạng mất răng hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có nhiều khách hàng thắc mắc rằng liệu có nên trồng răng Implant không? Ưu điểm, biến chứng của phương pháp này là gì? Đối tượng nào nên và không nên thực hiện? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này.
Có nên trồng răng Implant không?
Trồng răng Implant là phương pháp hiệu quả, được rất nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn. Bạn nên trồng răng Implant nếu phù hợp với tình trạng răng cũng như có mức tài chính ổn định. Đây là phương pháp hiện đại nhất, sở hữu nhiều ưu điểm hơn so với cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp. Độ bền cũng là một trong những điểm mạnh giúp phương pháp này nhận được rất nhiều sự yêu thích từ phía khách hàng.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều phù hợp với phương pháp này. Để xác định liệu trồng răng Implant có phải là lựa chọn tốt nhất cho bạn hay không, hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để được kiểm tra và tư vấn chính xác nhất.
Ưu điểm của trồng răng Implant
Một vài ưu điểm nổi bật của phương pháp trồng răng Implant có thể kể đến như sau:
- Phục hồi khả năng ăn nhai như răng thật: Phục hồi chân răng, giúp nâng đỡ và cố định phần trên giống như một chiếc răng thật, bạn có thể ăn nhai thoải mái, không lo răng vỡ, gãy.
- Bảo tồn xương hàm: Tránh tình trạng tiêu xương, khiến các răng trong hàm bị xô lệch, gây biến dạng khuôn mặt. Khi có trụ Implant sẽ kích thích xương hàm phát triển, đóng vai trò như một chân răng thật.
- Bảo tồn răng thật: Cấy ghép Implant sẽ lấp đầy khoảng trống, chỉ can thiệp vào vị trí mất răng và không tác động tới các răng bên cạnh.
- Khôi phục thẩm mỹ tự nhiên: Răng sứ được gắn phía trên sẽ được lựa chọn theo sở thích của người sử dụng, đảm bảo màu sắc, hình dáng phù hợp, giúp bạn tự tin khi giao tiếp.
- Thời gian sử dụng lâu dài: Chân răng thường được cấu tạo từ titanium, có khả năng chịu nhiệt và chịu lực tốt. Tuổi thọ của trụ có thể lên tới hơn 25 năm hoặc thậm chí là trọn đời nếu biết cách chăm sóc.
Khi nào nên trồng răng Implant?
Trồng răng Implant có thể sử dụng cho đa số các dịch vụ, cụ thể như sau:
- Răng hư hỏng cần nhổ bỏ: Bạn cần loại bỏ những chiếc răng đang bị hư hỏng nặng, giúp bảo tồn xương hàm và các răng bên cạnh. Sau đó, bạn nên tiến hành trồng răng Implant để đảm thẩm mỹ, tránh tiêu xương hàm.
- Mất răng lâu năm: Đây là nguyên nhân khiến xương hàm bị tiêu dần, dẫn tới tụt lợi, thay đổi cấu trúc xương hàm. Lúc này, trồng răng Implant sẽ là biện pháp khắc phục phù hợp nhất.
- Mất nhiều răng cạnh nhau: Với tình trạng này, phương pháp cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp sẽ không hiệu quả. Trồng răng Implant chính là giải pháp tối ưu cho trường hợp này.
- Mất răng toàn hàm: Tình trạng này sẽ thường được bác sĩ chỉ định khôi phục bằng kỹ thuật Implant All on 4, All on 6, khôi phục khả năng ăn nhai và nụ cười tự tin cho khách hàng.
Trường hợp không nên trồng răng Implant
Dù mang tới hiệu quả cao nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được phương pháp này, một số trường hợp không nên trồng răng Implant có thể kể đến như:
- Trẻ em dưới 17 tuổi: Đây là độ tuổi trẻ đang phát triển, xương hàm chưa hoàn thiện nên khi cấy ghép có thể ảnh hưởng tới cấu trúc xương hàm.
- Phụ nữ đang mang thai: Mẹ bầu không nên thực hiện bất kì thủ thuật nào về răng miệng, điều này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Hãy đợi sau khi em bé chào đời, bạn có thể đến nha khoa và thực hiện dịch vụ mong muốn.
- Người mắc bệnh mãn tính: Khách hàng mắc bệnh mãn tính, người bị tiểu, đường không nên thực hiện phương pháp này. Vết thương sẽ rất khó để lành lại và nguy cơ cao bạn sẽ bị nhiễm trùng. Dẫn đến việc cấy ghép Implant thành công và gặp các biến chứng không mong muốn.
- Mật độ xương hàm không đủ: Nếu xương hàm quá ít sẽ không thể tích hợp được với trụ Implant, không tồn tại được vững chắc trong cung hàm, có thể dẫn tới tình trạng rơi ra ngoài.
- Người nghiện thuốc lá nặng: Khi có thói quen hút thuốc lá, tỷ lệ thành công khi trồng răng là rất thấp. Thuốc lá sẽ ngăn cản xương tích hợp, giảm độ bền chắc, dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng, tiêu xương.
- Người tâm thần bị rối loạn: Những người gặp tình trạng này sẽ thường xuyên bị căng thẳng, khó có thể chịu được trong quá trình bác sĩ thực hiện.
- Khe răng quá hẹp: Nếu giữa các răng đã mất có không gian quá hẹp, độ cao không đủ thì bạn không nên trồng răng. Việc cắm trụ lúc này sẽ gặp khó khăn, răng sứ sau khi lắp không được đều, đẹp.
Các biến chứng có thể xảy ra khi cấy ghép Implant
Dưới đây là một vài biến chứng sẽ xảy ra khi trồng răng Implant, bạn có thể tham khảo và quyết định có thực hiện dịch vụ này hay không.
- Nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật: Đây là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải do khâu vô trùng không được đảm bảo. Vi khuẩn lúc này sẽ có thể dễ dàng xâm nhập và gây ra tình trạng này.
- Chảy máu không ngừng: Tình trạng này sẽ xảy ra khi thực hiện trồng răng sai cách, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.
- Tổn thương dây thần kinh: Nếu việc trồng răng không đạt yêu cầu có thể khiến dây thần kinh dưới ổ xương răng bị tổn thương. Bạn có thể cảm thấy tê ở vùng lưỡi, môi lợi,…
- Trụ Implant bị đào thải: Hiện tượng này xảy ra khi trụ Implant được cấy ghép sai vị trí, trụ sử dụng kém chất lượng hay bạn không chăm sóc răng miệng đúng cách. Bạn có thể nhận thấy màu sắc của nướu bị thay đổi, đau nhức, khó phát âm hơn.
Qua này viết này, chắc hẳn bạn đọc đã có thể giải đáp được thắc mắc có nên trồng răng Implant không. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã có thể giúp ích được cho bạn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!